Cài Win 10 trên hệ thống UEFI-GPT bằng WinNT Setup
Bạn vẫn thường xuyên cài win trong môi trường win pe bằng phần mềm WinNT Setup, trường hợp cài lại thì đơn giản rồi còn trường hợp cài trên ổ cứng mới hay máy mới mua chưa cài win lần nào hoặc cài mới trên hệ thống Legacy-Mbr cũ vì bios cập nhật có support UEFI boot.
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào cài win 10 trên hệ thống uefi-gpt một cách cơ bản nhất, đơn giản, dễ hiểu và quan trọng nhất là không gặp lỗi khi boot vào win lần đầu. Để làm được theo bài viết này bạn cần chuẩn bị cho mình những thứ sau
1 chiếc usb MultiBoot xem cách tạo usb MultiBoot ở bài viết Hướng dẫn tạo usb multiboot với phân vùng ẩn
Bộ cài ISO win 10 64 bit
Chắc chắn bios máy support uefi và đã được enable.
Đầu tiên các bạn cắm usb vào máy bấm nút nguồn xong chọn phím boot để vào giao diện boot chọn usb sau đó chọn Windows 10 PE x64.multibootSau khi vào win 10 pe bạn đợi ít giây để chương trình cài đặt driver tự động cho win pe, sau đó bạn mở phần mềm quản lý phân vùng Partition wizard.
Sau đây sẽ có 4 trường hợp xảy ra:
1/ Trường hợp đã cài win 10 trên hệ thống uefi-gpt trước đó sẽ có 2 phân vùng C chứa hệ thống và 1 phân vùng ẩn EFI chứa boot
Bước 1: Format lại phân vùng C chứa hệ thống Win cũ
Bước 2: Bạn Bạn tắt phần mềm Partition wizard đi sau đó mount iso win 10 64 bit ra ổ đĩa ảo, nếu có đĩa cài win 10 64 bit thì gắn vào máy
Bước 3: Chạy chương trình Windows Setup.
Bước 4: Chọn WinNT Setup
Bước 5: Ở giao diện chương trình bạn chỉ cần quan tâm 2 điều kiện ổ định dạng GPT và phân vùng Boot EFI và cả 2 tích màu xanh là được
Bước 6: Tiếp theo ta nhấn vào ô Search tìm chọn file install.wim nằm trong thư mục sources của bộ cài Win 10
Bước 7: Ở ô thứ 2 Select location of the Boot driver mặc định nó đã gán ổ EFI rồi nên ta không chọn nữa, chỉ tích chọn ô thứ 3 tìm đến phân vùng cần xả nén file install.wim
Bấm Setup bắt đầu cài đặt, sau khi cài xong bạn có thể khởi động lại máy để cho Win cài đặt boot lần đầu nhận dạng dạng thiết bị
2/ Trường hợp ổ cứng đang cài win 10 cũ trên hệ thống boot Legacy ổ cứng Mbr bao gồm ổ C chứa file hệ thống và phân vùng boot tên System Reserved.
Bạn làm theo Bước 1 tới Bước 4 như trường hợp 1 lưu ý ổ cứng đang định dạng Mbr thì cứ kệ nó đừng chuyển nó về GPT
Ở giao diện trương trình bạn không cần quan tâm các dấu tích cảnh báo cứ kệ nó vì bạn quan tấm sẽ có thể rối đấy.
Bước 5: nhấn vào ô Search tìm chọn file install.wim nằm trong thư mục sources của bộ cài Win 10.
Bước 6: Ở ô thứ 2 tìm chọn phân vùng tên System Reserved để add boot vào phân vùng đó.
Bước 7: Ở ô thứ 3 tìm chọn ổ C để xả nén file hệ thống.
Sau khi chọn đủ 3 ô một lần nữa mình lưu các bạn là không quan tấm dấu cảnh báo đỏ hay xanh vàng gì cứ kệ nó nhé.
Bước 8: Sau khi cài xong bạn bấm OK và tắt chương trình WinNT Setup đi và làm thêm công đoạn chuyển ổ Mbr về GPT là xong.
Bước 9: chạy phần mềm AOMEI Partition Assistant. Mục đích là để convert ổ cứng sau khi cài win qua gpt, phần mềm này sẽ tự chuyển phân vùng boot system reserved (NTFS) sang EFI (Fat32) mà không bị lỗi. Điều này phần mềm Partition wizard làm không được.
Bước 10: Làm như hình bên dưới.
Bước 11: Bấm OK xác nhận, và bấm Yes để tắt hộp thoại cảnh báo.
Bước 12: Bấm Apply áp dụng thay đổi và bấm Proceed để bắt đầu.
Bước 13: Bấm OK lúc này phần mềm đã chuyển phân vùng boot từ System reserved định dạng NTFS sang EFI định dạng Fat32, bạn khởi động máy để để win boot vào cài đặt tiếp theo.
3/ Trường hợp 3: Ổ cứng đang cài win 10 cũ trên hệ thống boot Legacy ổ cứng Mbr bao gồm ổ C chứa file hệ thống, chứa boot và set activate
Bạn cứ giữ nguyên ổ cứng dạng mbr thế nhưng cần cắt lấy từ ổ C ra 1 phân vùng đứng trước để chứa boot. Lấy dung lượng khoảng từ 100 tới 500mb là đủ. nhưng nhớ là lấy đứng trước ổ C hoặc đứng sau ổ C cũng được nhưng đằng trước trông đẹp hơn.
Tiếp theo bạn cần tạo phân vùng vừa cắt từ ổ C.
Làm theo như hình dưới và nhớ đặt tên cho phân vùng là System Reserved và set activate cho phân vùng này nhé.
Tới đây là giống y Trường hợp 2 rồi bạn làm theo hướng dẫn cài win theo trương hợp 2.
4/ Trường hợp ổ cứng mới và chưa định dạng gì.
Trước tên bạn cần tạo 1 phân vùng C chẳng hạn theo hình bên dưới. đặt tên cho phân vùng tiện thể ta cắt luôn mấy trăm mb làm phân vùng Boot, lưu ý định dạng ổ cứng phải là mbr nhé.
Chọn phân vùng mấy trăm mb vừa cắt đặt bấm Create đặt tên System Reserved, định dạng Primary và NTFS
Xong bấm Apply để thực hiến và bấm Yes để xác nhận.
Làm tới đây là giống như trường hợp 2 bạn bắt đầu làm theo hướng dẫn ở trường hợp 2 là xong.
LỜI KẾT
Có nhiều cách cài Win trên hệ thống UEFI-GPT trong khuôn khổ bài này chỉ hướng dẫn bạn cài bằng WinNT Setup trong môi trường Win PE
- Bài viết hơi dài đối với bạn nào mới tiếp cận thì nó hơi rối, nhưng thật ra nó rất đơn giản bạn cứ thử làm qua vài lần là sẽ hiểu
- Bạn chỉ cần nắm căn bản cài win trên hệ thống uefi-gpt có 2 điều, thứ nhất bios máy đã bật boot uefi, thứ 2 ổ cứng cài win dạng gpt có 2 phân vùng một chứa file hệ thống và 1 phân vùng boot ẩn efi dung lượng từ 100 tới 500mb
- Bios phải bật boot UEFI trước.