Tìm kiếm ↓↓↓

Quy trình cài đặt và thiết lập Recovery trên Windows 10 Version 1607

Tài liệu này tôi biên soạn có tên Quy trình cài đặt và thiết lập Recovery trên Windows 10 Version 1607. Đây là tài liệu bạn có thể tham khảo và làm theo vô cùng đơn giản vì tôi đã thiết lập trong công cụ Deploy Windows 10 mà bạn tải về bên dưới cùng với quy trình đi kèm trong bài này, bạn không phải chỉnh sửa gì cả mà cứ theo quy trình các bước bên dưới thôi.

Quy trình đi thông suốt theo các bước và không lặp lại. Cái lợi của quy trình này khi bạn làm theo là bạn chỉ phải cài một lần duy nhất, sau này bạn muốn Recovery (Reset this PC) lại vẫn đưa máy về tình trạng ban đầu như lúc cài mới mà vẫn giữ lại được trình điều khiển driver, phần mềm desktop bao gồm cả những tùy chỉnh hay thiết lập mà cho dù sau này máy tính của bạn có nâng cấp phần cứng hay nâng cấp Windows 10 lên phiên bản mới hơn mà vẫn có thể giữ lại được rất thuân tiện.



Nếu bạn muốn nâng cấp lên Windows 10 trên PC, dưới đây là phần cứng tối thiểu mà bạn cần có. Đọc thêm phần bên dưới để tìm hiểu về các yếu tố bổ sung tác động đến khả năng nâng cấp.

HĐH mới nhất:

Đảm bảo bạn đang chạy phiên bản mới nhất của Windows 7 SP1 hoặc Windows 8.1 Update.

Yêu cầu hệ thống

- Bộ xử lý:
Bộ xử lý 1 gigahertz (GHz) hoặc nhanh hơn hoặc SoC

- RAM:
Thiết bị mới: 2 gigabyte (GB) cho 32 bit hoặc 64 bit
Cập nhật: 1 gigabyte (GB) cho 32 bit hoặc 2 GB cho 64 bit

- Dung lượng ổ đĩa cứng:
16 GB cho HĐH 32 bit 20 GB cho HĐH 64 bit

- Cạc đồ họa:
DirectX 9 trở lên với trình điều khiển WDDM 1.0
Màn hình hiển thị:
800x600

Những thứ cần chuẩn bị:

- Bộ cài Windows 10, Version 1607: https://goo.gl/CcFzDi
Tải một trong các phiên bản cần cài về máy lưu nó trong phân vùng khác ổ (C:) hệ thống.

- Công cụ Deloy Windows 10: https://goo.gl/Wy8Rcv
Tải về giải nén copy hết vào phân vùng khác ổ (C:) hệ thống ví dụ như ổ (D:) chẳng hạn. Nếu bạn muốn cài máy khác thì lưu nó vào usb.

- 1 chiếc usb multiboot: xem và tải theo bài viết này.

- Driver dạng setup tải từ trang chủ hãng, phần mềm desktop, microsoft office.

Bước 1: Cắm usb boot vào máy khởi động boot vào từ usb vào Win 10 PE. Lưu ý nếu bạn cài đặt Windows 10 64 bit thì boot vào Win 10 PE 64 bit và ngược lại cài đặt Windows 10 32 bit thì boot vào Win 10 PE 32 bit.


Bước 2: Tìm đến iso win 10 mount nó ra ổ ảo (click đúp chuột) và truy cập ổ ảo chạy setup.exe


Bước 3: Lựa chọn phân vùng cần cài, nếu là cài lại win nhớ format phân vùng win cũ.


Bước 4: Khi đến màn hình Get going fast hay còn gọi màn hình oobe nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+ F3 để khởi đông lại vào chế độ Audit. Mục đích của việc này khi vào chế độ Audit chúng ta sẽ cài đặt driver, phần mềm, tùy chỉnh và thiết lập recovery. Lưu ý trước khi xuất hiện màn hình này sẽ có một màn hình chọn kết nối mạng wifi nếu là laptop, bạn không kết nối mà nhấn Skip this step bỏ qua bước đó. Nếu là PC thì khi boot vào lại chế độ Audit nhớ ngắt kết nối mạng để ngăn cho windows tự động cập nhật.


Bước 5: Khi đến màn hình này bấm Cancel tắt hộp thoại Sysprep tool đi.


Bước 6: Khởi chạy dấu nhắc lệnh cmd, chuột phải nút start chọn Command Prompt (Admin) gõ lệnh:

net user defaultuser0 /active:no

nhấn enter để tắt tài khoản defaultuser0 đi.


Bước 7: Tìm đến iso win 10 và mount nó ra ổ ảo (chuột phải chọn Mount) rồi chạy công cụ NET Framework 3.5 install offline.cmd bằng quyền Adminstartor (chuột phải chọn Run as Adminstartor) để kích hoạt Net Framework 3.5.


Bước 8: Cài đặt driver và phần mềm


Trong bước này bạn cài trình điều khiển driver, phần mềm desktop, Microsoft Office. Lưu ý nếu trong khi cài đặt driver hay phần mềm nếu có yêu cầu khởi động máy thì bạn cứ nhấn cancel để bỏ qua không nhất thiết phải khởi động lại máy. Khi cài phần mềm truy cập 2 đường dẫn sau copy shorcut ra ngoài cùng với thư mục Programs để nó xuất hiện trong start menu

C:\ProgramData\Microsoft\Windows\Start Menu\Programs
C:\Users\Administrator\AppData\Roaming\Microsoft\Windows\Start Menu\Programs

Ví dụ: Khi cài phần mềm Internet Download Manager truy cập cả 2 đường dẫn trên tiếp tục truy cập thư mục Internet Download Manager copy shorcut Internet Download Manager.ink ra thư mục Programs xong có thể xóa thư mục Internet Download Manager

Bước 9: Truy cập thư mục RegFiles chạy 2 file reg Disable_User_First_Sign-in_Animation.reg (tắt màn hình quảng cáo của Microsoft sau khi thiết lập tài khoản) và Disable_Windows_Consumer_Features.reg (tắt tự động tải ứng dụng được đề xuất hy còn gọi là ứng dụng quảng cáo).


Bước 10: Tiếp tục copy thư mục Scripts vào đường dẫn C:\Windows\Setup và copy tập tin Unattend trong thư mục Sysprep vào đường dẫn C:\Windows\System32\Sysprep.


Bước 11: Bố trí lại Start menu bằng cách sắp xếp lại ứng dụng, ghim hoặc không ghim, các ứng dụng có dấu mũi tên chính là ứng dụng quảng cáo, bạn cứ chuột phải chọn upin rồi ghim các ứng dụng khác thay thế chẳng hạn như phần mềm desktop, ứng dụng office...


Bước 12: Khi bạn bố trí xong Start menu chúng ta cần sao lưu cách bố trí này bằng tập tin cấu hình LayoutModification.xml và được đặt trong thư mục Shell của tài khoản Default. Khởi chạy Powershell rồi copy 2 lệnh bên dưới vào nhấn enter

export-startlayout -path C:\Users\Default\AppData\Local\Microsoft\Windows\Shell\LayoutModification.xml

xcopy C:\Users\Default\AppData\Local\Microsoft\Windows\Shell\LayoutModification.xml D:\OEM\LayoutModification.xml


Với (D:) là phân vùng đang lưu thư mục OEM. Nếu bạn lưu thư mục OEM ở ổ khác nhớ thay ký tự chẳng hạn ổ (E:) thì nhớ thay (D:) bằng (E:) trong câu lệnh trên. Khi copy xong tắt powershell đi.


Bước 13: Tiếp theo bạn cần copy thư mục OEM vào thư mục ẩn Recovery trong ổ (C:) hệ thống. Khi Reset this PC thì windows sẽ tự động tìm đến thư mục này vì quá trình Reset Windows 10 đã được lập trình sẵn và tôi cũng cấu hình sẵn các tập tin cần thiết trong thư mục này do đó bạn không phải làm gì cả chỉ cần copy thư mục vào thôi. Chạy dấu nhắc lệnh cmd copy lệnh bên dưới:

xcopy D:\OEM C:\Recovery\OEM /s /i

Với (D:) là phân vùng đang lưu thư mục OEM. Nếu bạn lưu thư mục OEM ở ổ khác nhớ thay ký tự chẳng hạn ổ (E:) thì nhớ thay (D:) bằng (E:) trong câu lệnh trên.


Bước 14: Khi copy xong tiếp theo bạn cần sao lưu gói phần mềm desktop có tên usmt.ppkg vào thư mục Customizations và thư mục này được đặt trong thư mục ẩn Recovery cùng với thư mục OEM, bạn vẫn để nguyên dấu nhắc lệnh thế tiếp tục copy lệnh bên dưới vào nhấn enter

D:\ADKTools\amd64\ScanState.exe /apps /ppkg C:\Recovery\Customizations\usmt.ppkg /o /c /v:13 /l:C:\Recovery\ScanState.log

Trong đó thư mục ADKTools đang được lưu ở ổ (D:) Nếu bạn cài win 32 bit thì thay bằng lệnh sau:

D:\ADKTools\x86\ScanState.exe /apps /ppkg C:\Recovery\Customizations\usmt.ppkg /o /c /v:13 /l:C:\Recovery\ScanState.log

Khi quá trình sao lưu xong bạn có thể xóa tập tin ScanState.log đi, gõ lệnh sau vào dấu nhắc lệnh

del C:\Recovery\ScanState.log



Bước 15: cũng là bước cuối copy lênh bên dưới vào dấu nhắc lệnh nhấn enter để chạy sysprep và khởi động lại máy.

C:\Windows\System32\Sysprep\sysprep /oobe /generalize /reboot



Khi máy khởi động lại sẽ tiếp tục cài đặt nhận dạng phần cứng và khi đến màn hình Get going fast bạn chọn Use Express settings để thiết lập tài khoản sử dụng.

Phổ biến trong tuần

Tin Tức